Lịch sử hình thành và phát triển Chùa_Cao_Dân

Giai đoạn năm 1922

Chùa Cao Dân được xây dựng năm 1922 trên diện tích 4 ha, ở ngã 3 rạch Đường Cày, do bà Diệp Thị Lài hiến. Lúc bấy giờ nhân dân thường gọi là Chùa Châu (hoặc Trâu) Trắng (Bạch Ngươu) (có khi là Ngưu).

Bị địch đốt phá (đạo nạn) và xây dựng lại

Qua nhiều lần bị địch đốt phá, đến năm 1998, Chùa Cao Dân được xây dựng mới.

Thờ cúng

Bên trong chánh điện chùa có một bàn thờ lớn, thờ duy nhất Phật Thích Ca. Đối diện với chánh điện là tháp Hòa thượng Hữu Nhem, được xây dựng năm 2003, cao 17m, diện tích 12 m².

Giai đoạn năm 1954

Năm 1954, Hiệp định Giơ-ne-vơ được ký kết, ta phải đưa một bộ phận cán bộ và con em cốt cán tập kết ra Bắc, chọn Chùa Cao Dân làm điểm tập trung học tập cho số cán bộ và con em cốt cán trong tỉnh để đưa ra miền Bắc. Số cán bộ cốt cán còn lại sử dụng hết mức thế hợp pháp, số cán bộ chưa bị lộ cài vào hàng ngũ của địch. Số cán bộ bị lộ chuyển vùng hoạt động hoặc rút vào bí mật. Các đoàn thể cách mạng cũng được sắp xếp lại và biến tướng cho phù hợp với tình hình lúc bấy giờ. Mặt khác, Chùa Cao Dân được sự chỉ đạo của Đảng dời ra cạnh lộ cầu số 6 (Quốc lộ 63), để tránh sự dòm ngó của địch. Đồng thời, có nhà cửa nhân dân làm chắn về an ninh để hoạt động dễ dàng hơn.

Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Trong 2 cuộc kháng chiến chống Phápchống Mỹ, Ban Quản trị cùng các chư Tăng, Phật tử Chùa Cao Dân gắn bó mật thiết với cách mạng. Chùa Cao Dân là cơ sở bí mật của cách mạng. Trong đó, Hòa thượng Hữu Nhem, nguyên trụ trì chùa đã viên tịch trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, từng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Mặt trận Dân tộc Giải phóng Khu Tây Nam Bộ, tích cực vận động các nhà sư, Ban Quản trị các chùa và đông đảo đồng bào dân tộc Kinh - Hoa - Khmer ở địa phương tham gia kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

Địch đã nhiều lần dội bom tàn phá ngôi chùa; nhiều chư Tăng, Phật tử đã anh dũng hy sinh. Ngày nay, tại Chùa Cao Dân vẫn còn nhiều hố bom chưa san lấp, như chứng minh sự tàn phá của kẻ địch không thể làm lu mờ tinh thần quật khởi, yêu nước của Phật tử, chư tăng.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Chùa Cao Dân vừa làm nhiệm vụ giữ đạo, vừa làm tốt nhiệm vụ của người công dân yêu nước, luôn gắn bó với dân tộc và sự lãnh đạo của Đảng, của cách mạng, và đã tạo được những thành quả rất đáng trân trọng. Đồng thời, không tách rời khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tham gia vào sự nghiệp đấu tranh chống PhápMỹ xâm lược, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.